Tận dụng máy kem tươi làm kem cứng

Các vấn đề khi kinh doanh kem tươi và khi cấp đông kem tươi để làm kem cứng

KEM CỨNG VỊ DỪA TỪ MÁY KEM TƯƠI

KEM SỮA CHUA HƯƠNG VỊ TRUYỀN THỐNG TỪ MÁY KEM TƯƠI

Nguyên liệu làm kem Việt Nam được cung cấp bởi công ty Tecwork
Hotline

Hỗ trợ khách hàng

0909 289 993

Tận dụng máy kem tươi làm kem cứng

Việc làm kem ngon phục vụ đa dạng khách hàng và tối đa hoá khách hàng luôn là điều trăn trở của nhiều người chủ kinh doanh kem tươi từ máy kem tươi. Đặc thù của kinh doanh kem tươi là phục vụ kem ngay sau khi kem chiết ra khỏi máy, cho nên kem sẽ khó mang đi xa. Ngoài ra, do cấu tạo đặc biệt của máy kem tươi nên bạn sẽ khó lòng thay đổi công thức kem hoặc phát triển hương vị kem tuỳ thích. Hiện nay, nhiều người chủ kinh doanh kem tươi đạng tận dụng máy kem tươi để làm luôn kem cứng. Nhưng kem cứng được làm từ máy kem tươi sẽ vấp phải một số khó khăn cần tháo gỡ.

Các vấn đề khi kinh doanh kem tươi và khi cấp đông kem tươi để làm kem cứng:

  • Khi cấp đông, nhiệt độ kem tươi từ -3 đến -4oC sẽ giảm xuống -10 đến - 18oC ̣̣(tuỳ độ lạnh đông của tủ), phần nước chưa đông trong kem tươi sẽ đóng băng nhiều hơn, các tinh thể băng có mật độ dày hơn trong cơ thể kem dẫn tới kem sẽ bị cứng khó cào viên. Khi cào viên hay múc, kem dễ gãy vỡ. Kem cứng hơn làm cho cảm nhận kem không mịn, nhiều đá, không dẻo, xốp
  • Mùi vị kem sẽ bị hạn chế. Khi cấp đông, độ ngọt béo, mùi hương, vị của kem sẽ giảm đi do ở nhiệt độ đông lạnh, các thành phần tạo hương vị sẽ bị khoá lại trong nước đá, dẫn tới khi chúng ta ăn kem phải cần thời gian cảm nhận lâu hơn, mùi vị kem sẽ phóng thích từ từ không như kem cứng. Thành phần phần chính trong kem tươi là nước, không khí tạo độ xốp trong kem không nhiều như kem cứng. Điều này sẽ khiến cho kem nhiều tinh thể đá trong kem nhiều hơn, khoá các thành phần tạo hương vị nhièu hơn. Tuy nhiên, nếu bạn tăng nguyên liệu để tăng cảm nhận vị ngọt, béo, đậm vị hoặc để giảm tỉ lệ nước lại thì kem sẽ bị đặc và khó xuống xy lanh máy để làm lạnh/đánh xốp, đặc biệt khi bạn để chế độ làm lạnh nguyên liệu.
  • Cấu trúc kem không đạt khi cấp đông lạnh hơn. Vẫn là vấn đề độ lạnh đông làm cho lượng tinh thể băng nhiều khi cho kem bị cứng, mất đi độ dẻo mịn, khó cào viên. Từ đó kem cứng làm từ máy kem tươi sẽ khó phục vụ khách hàng, khách hàng sẽ thấy kem không mịn dẻo ưa thích.
  • Lãng phí tiền đầu tư, chi phí điện và chi phí nguyên liệu. Hiện nay, chúng ta đều chưa tận dụng tối đa công suất, khả năng làm việc của máy kem tươi. Đa số, chúng ta chỉ sử dụng máy kem tươi để phục vụ việc bán kem tươi. Thị trường kem tươi mang tính quy mô hẹp, phụ thuộc vào mật độ dân cư trong phạm vi hẹp và lưu lượng khách hàng đi qua trong khu vực. Chính vì điều đó đã làm lãng phí chi phí đầu tư, chưa phát huy tốt vấn đề kinh doanh kem vì khi bán kem tươi, kem khó giao đi xa nên thị trường khách hàng của bạn sẽ nhỏ hơn, khó kinh doanh online. Nếu khách hàng của bạn đều đặn để bạn phải chiết kem liên tục hoặc không có khoảng nghỉ của máy lâu thì điều đó rất phù hợp để bán kem tươi, điện năng tiêu thụ sẽ ít hơn so với việc lâu lâu bạn mới bạn được vài cây trong ngày. Nếu nguyên liệu bạn bán không hết từ ngày này qua ngày khác, chắc chắn hỗn hợp nguyên liệu sẽ chua, cần đổ bỏ. Đây lại là loại chi phí ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu và thành bại khi kinh doanh kem tươi vì lợi nhuận kem tươi tương đối thấp và khó có thể bù đắp cho lượng nguyên liệu phải đổ bỏ.
  • Không tạo nên sự khác biệt trên thị trường. Kinh doanh kem tươi vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào bột kem tươi trộn sẵn nên chưa tạo ra nhiều khác biệt và đặc biệt của bạn, dễ bắt chước, dễ mất thị phần. Vẫn có nhiều khách hàng sẽ tự phối thêm nguyên liệu trên bột kem tươi, đó cũng là một giải phải để nâng cấp mùi vị kem nhưng cũng có nhược điểm. Nhược điểm cần kể đến là khi bạn thêm nguyên liệu thì sẽ pha loãng các thành phần chức năng tạo cấu trúc để tạo nên độ xốp, dẻo, mịn, lâu tan tối ưu trong kem, pha loãng thành hương mùi và màu của kem nếu bạn không bù đắp đủ. Chẳng hạn nếu bạn tăng độ ngọt béo của vị kem sô cô la trên bột kem vị sô cô la, nếu bạn không bổ sung thêm bột ca cao/ sô cô la, hương sô cô la thì chắc chắn, mùi vị kem sô cô la của bạn sẽ giảm đi.

=>> Thị trường kem đã, đang và sẽ càng phát triển hơn khi dân số đông hơn, thời tiết nóng hơn, nhiều người thích ăn ngon hơn, trải nghiệm điều mới lạ hơn. Nếu bạn có máy kem tươi, làm sao để bạn có thể tối đa lợi nhuận, có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, xa hơn, làm sao để chinh phụ được nhiều khách hàng cùng 1 lúc nếu chỉ 1 vài máy thì hương vị kem cũng không quá nhiều, làm sao để có thể bảo quản kem tươi lâu hơn, làm sao để phục vụ khách hàng thích ăn kem đậm vị,…???

=>>Việc làm kem cứng từ máy kem tươi sẽ có khác biệt với việc làm kem cứng từ máy kem cứng. Kem từ máy kem tươi bị hạn chế độ xốp và khó phát triển độ xốp hơn máy kem cứng. Nếu ta có thể giúp kem tươi phát triển độ xốp tối đa theo máy thì kem có thể cào viên khi cấp đông, kem sẽ mịn dẻo, và như bạn biết là lượng nước hay lượng nước đá trong cấu trúc kem làm từ máy kem tươi sẽ nhiều hơn, mật độ dày hơn so với kem làm từ máy kem cứng (lượng không khí nhiều hơn), nên kem cứng làm từ máy kem tươi khi đạt cấu trúc tối ưu, kem sẽ thanh mát, giải nhiệt, chi phí làm kem cứng từ máy kem tươi khá thấp.

=>>Tại sao ta không tận dụng tối đa máy kem tươi sẵn có để làm kem cứng và làm nhiều vị kem đặc biệt, phục vụ cho thị trường rộng hơn, tối đa hoá lợi nhuận hơn ???

HƯỚNG DẪN LÀM KEM CỨNG TỪ MÁY KEM TƯƠI

1.KEM CỨNG VỊ DỪA TỪ MÁY KEM TƯƠI

CÔNG THỨC KEM CỨNG VỊ SỮA DỪA Với máy kem tươi

STT

Tên nguyên liệu

Hàm lượng (g)

Đơn giá (VNĐ/g)

Thành tiền (VNĐ)

1

CREMOTEX BASE

100

245

24,500

2

Bột sữa gầy

20

145

2900

3

Đường cát

95

21

1,995

4

Bột béo P32

50

55

2,750

5

Muối ăn

2

10

20

6

Hương sữa dừa 8563

3

1130

3390

7

Nước cốt dừa Chaokok

90

50

4,500

8

Nước lọc

650

 

 

 

TỔNG

1010

 

40,055

Cách làm kem dừa từ máy kem tươi

  • Cân và trộn khô Cremotex base, bột sữa gầy, đường cát, bột béo P32, muối ăn, hương sữa dừa 8563 (dạng bột).
  • Sử dụng nước nóng 90 - 95 độ C để hoà tan hỗn hợp bột khô trên. Nên sử dụng máy xay cầm tay để hoà tan nhanh và hiệu quả.
  • Thêm nước cốt dừa vào khuấy đều.
  • Cho hỗn hợp vào máy kem tươi để làm thành kem. Cho máy kem tươi hoạt động ở độ cứng 6 - 8 trên thang 10 hoặc 60 -80% độ cứng tối đa của mỗi loại máy kem tươi.
  • Khi kem đã đạt độ xốp, cứng theo chế độ cài đặt, chiết kem vào khay hoặc hộp. Lưu ý: chiết kem khi máy kem tươi báo đạt độ cứng cài đặt. Trong lúc chờ chiết kem, phần kem đã chiết cho vào trong tủ đông.
  • Cấp đông kem để thành kem cứng trong 4 - 6 giờ tuỳ vào độ lạnh của tủ đông.

2.KEM SỮA CHUA HƯƠNG VỊ TRUYỀN THỐNG TỪ MÁY KEM TƯƠI

CÔNG THỨC KEM CỨNG VỊ SỮA CHUA  TRUYỀN THỐNG       từ máy kem tươi

STT

Tên nguyên liệu

Hàm lượng (g)

Đơn giá (VNĐ/g)

Thành tiền (VNĐ)

1

CREMOTEX BASE

75

245

18,375

2

Bột hương vị sữa chua YOTECH

20

325

6,500

3

Hương sữa 8800

5

600

3,000

4

Đường cát

110

20

2,420

5

Bột sữa nguyên kem

110

155

17,050

6

Nước uống

680

 

 

 

TỔNG

1000

 

47,345

Cách làm kem cứng vị sữa chua truyền thống từ máy kem tươi

  • Cân và trộn khô Cremotex base, đường cát và bột sữa nguyên kem
  • Hoà tan với nước uống. Nên sử dụng máy xay cầm tay để hoà tan nhanh và hiệu quả.
  • Cân và thêm từ từ bột hương vị sữa chua Yotech  vào hỗn hợp sữa trên, đồng thời sử dụng máy xay cầm tay để xay cho Yotech tan hoàn toàn và hỗn hợp sữa đồng nhất mịn màng
  • Tiếp tục cân và thêm từ từ hương sữa 8800 vào, đồng thời sử dụng máy xay cầm tay để xay cho hỗn hợp đồng nhất
  • Cho hỗn hợp vào máy kem tươi để làm thành kem
  • Khi kem đã đạt độ xốp, cứng theo chế độ cài đặt, chiết kem vào khay hoặc hộp. Lưu ý: chiết kem khi máy kem tươi báo đạt độ cứng cài đặt. Trong lúc chờ chiết kem, phần kem đã chiết cho vào trong tủ đông.
  • Cấp đông kem để thành kem cứng trong 4 - 6 giờ tuỳ vào độ lạnh của tủ đông.

 

Bài đăng liên quan